Sài Gòn Swimming Là một trong số những trung tâm dạy bơi chuyên nghiệp hàng đầu tại TPHCM - HOTLINE: 0903 612 897

Hướng dẫn kỹ thuật bơi bướm chuẩn nhất từ A-Z
Ngày tạo: 11-09-2024
Hướng dẫn kỹ thuật bơi bướm chuẩn nhất từ A-Z
Trung Tâm Dạy Bơi Sài Gòn Swimming xin chào quý khách !
Bơi bướm khởi nguồn lần đầu tiên vào năm 1993, kiểu bơi này kết hợp từ bơi ếch và bơi sải. Để bơi bướm tốt thì chúng ta cơ bản là phải biết bơi ếch và bơi sải. Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực bơi lội, Sài Gòn Swimming tự hào là trung tâm dạy bơi uy tín, chất lượng, giúp hơn 1500 học viên biết bơi mỗi năm. Chúng tôi luôn đặt chất lượng lên hàng đầu, giúp các học viên hiểu rõ kỹ thuật của từng kiểu bơi, mang đến sự hài lòng nhất cho học viên. Bài viết này là bài viết tìm hiểu về kỹ thuật bơi bướm, cùng chúng tôi đi tìm hiểu xem bơi bướm cần những kỹ thuật gì nhé!

Kỹ thuật bơi bướm từ a-z

Hình ảnh Vận động viên bơi bướm

Kỹ thuật bơi bướm là gì?

Trước tiên, muốn hiểu được kỹ thuật bơi bướm thì chúng ta phải hiểu được khái niệm của bơi bướm. Vậy bơi bướm là gì? Bơi bướm là môn thể thao bơi lội có nguồn gốc từ Úc do một người có tên là Sydney Cavill tạo ra đầu tiên. Đây là kiểu bơi đòi hỏi kỹ thuật khó không dành cho người mới tập bơi, bơi bướm cần tốc độ nhanh, dứt khoát, kiểu bơi này bơi úp sấp ngực tốn rất nhiều hơi thở cũng như thể lực của cơ thể.
 
Bơi bướm là sự kết hợp giữa tay và chân với kỹ thuật nâng cao mà không phải ai cũng làm được. Kỹ thuật bơi bướm là kiểu bơi đẹp nhất, mạnh mẽ nhất, là sự kết hợp của 6 yếu tố chính: tư thế cơ thể, động tác chân, động tác quạt tay, động tác phối hợp cơ thể, động tác đầu và cách thở. Nếu thiếu 1 trong 6 yếu tố này bạn không thể bơi bướm chuẩn xác.

Kỹ thuật bơi bướm đúng cách

1. Tư thế khi tập bơi bướm

Tư thế của kiểu bơi bướm vừa thể hiển được sự mạnh mẽ vừa thể hiện được động tác đẹp của bộ môn bơi bướm. Để bơi được kiểu bơi này bạn phải tập động các động tác bổ trợ kỹ thuật trên cạn với tư thế khó, đó chính là tư thế “uốn sóng thân”:
  • Sóng thân trên cạn: 2 bàn tay đặt lên nhau, vắt chéo kẹp sau đầu. Sau đó khụy gối hất bụng ra trước rồi đứng thẳng. Thực hiện động tác này lặp đi lặp lại cho đến khi cảm thấy hông mình uốn dẻo như những con sóng
  • Sóng thân dưới nước: Thực hiện như sóng thân trên cạn nhưng chìm người xuống nước
Đồng thời, khi bơi thì vai chìm xuống nước hông và mông phải đẩy nổi lên trên mặt nước và ngược lại mông và hông chìm thì bờ vai nhô lên cao. Đây là nguyên tắc cơ bản của bơi bướm. Ngoài ra, bạn còn kết hợp động tác tay, chân và hơi thở đều đặn để duy trì quãng đường bơi.

 Tư thế khi tập bơi bướm 

Tư thế khi tập bơi bướm

2. Động tác chân trong kỹ thuật bơi bướm

2.1 Cách thực hiện

Khởi động chân trên cạn:
  • Ngồi ở bờ hồ, cho cả 2 chân xuống nước, dùng 2 chân khép lại với nhau rồi dùng bàn chân hất nước lên. Lưu ý lúc này cả 2 chân phải làm cùng lúc. Làm đi làm lại động tác này cho đến khi quen
Sau đó xuống nước:
  • Các bạn thực hện động tác co gối nhẹ sau đó miết 2 chân xuống dưới, đồng thơi đẩy mông và hông của mình lên trên cao. Lưu ý thả lỏng cổ chân, đối với những bạn mới tập bơi thì cổ chân chưa dẻo nên phải thả lỏng cổ chân tạo cho lực tỳ nước, miết nước của đôi bàn chân hiệu quả hơn. Hai tay các bạn bám vào thành và tập đi tập lại động tác này cho nhuần nhuyễn. Miết sâu chân xuống dưới nước khoảng cách giữa hai chân so với mặt nước khoảng 30cm, đồng thời đẩy mông và hông của mình lên trên cao.

2.2 Thời điểm thực hiện động tác chân

Nằm dài người trên mặt nước và thực hiện động tác chân: khi nằm dài trên mặt nước các bạn lưu ý, ép 2 vai vào với nhau thực hiện động tác vươn dài tay về phía trước, hông ở ví trí cao hơn đầu với vai khi tay vào nước. Hông cao khi tay di chuyển trên không, quan trọng nhất là động tác chân lúc này phải miết nước và đạp mạnh.
 

       

Cách thức thực hiện động tác chân khi bơi bướm

3. Động tác tay trong kỹ thuật bơi bướm

Để bơi bướm chuẩn, động tác chân quan trọng nhưng động tác tay cũng quan trọng không kém. Quạt tay làm sao cho đúng kỹ thuật là điều mà các bạn cần nắm vững:
  • Đối với trên cạn: Đứng hơi ngả người về phía trước, hai tay dơ thẳng, song song trước ngực, đầu hơi cúi xuống, sau đó quạt tay ra ôm vào trong bụng( co tay 90 độ), rồi tung tay ra sau rồi đưa về vị trí ban đầu. Chú ý đường quạt nước và động tác quay vai. Khi đẩy nước thì ngẩng đầu hít vào, cúi đầu trước, vung tay sau.
  • Đối với dưới nước: Giống như bài tập trên cạn, nhưng các bạn cần lưu ý hai tay cùng lúc quạt ra sau, phối hợp với động tác chân vừa luyện tập ở trên. Đầu vào nước thì tay thu về tới ngang vai, và khi ngẩng đầu thì hít vào để lấy hơi. 

Kỹ thuật đập tay trong bơi bướm

Kỹ thuật đập tay trong bơi bướm

4. Động tác phối hợp cơ thể trong cách bơi bướm

Khi các bạn học được động tác chân và dộng tác tay nhuần nhuyễn thì việc các bạn kết hợp các động tác đó lại với nhau nó cũng dễ dàng hơn rất nhiều. Bạn sẽ không còn lúng túng, không còn loay hoay không biết được cái này tập làm sao cái kia tập như thế nào nữa.
Muốn động tác này chính xác bạn cầ nhớ rằng hông đưa lên trên cao thì tay bạn sẽ phải vào nước, đầu và thân cách tay phải thẳng, lưng thẳng tuột….

5. Tư thế đầu khi bới bướm đúng kĩ thuật

  • Khi tay quạt ra ngoài thì mặt hướng xuống
  • Cằm nâng lên khi tay quạt vào trong
  • Cằm nhô lên khỏi mặt nước thì tay quạt về sau
  • Đầu cúi xuống khi hai tay vung ngang vai để tay vào nước

6. Cách thở khi tập bơi bướm

Đối với cách thở cơ bản bạn cần nhớ lưu ý nguyên tắc: hít vào bằng miệng, thở ra bằng mũi. Nhưng đối với cách thở khi bơi bướm thì còn khó khăn hơn nhiều, bạn cần thực hiện sau hai nhịp đạp chân và một nhịp quạt tay, thì sẽ đến một nhịp thở. Khi đã quen dần thì cứ 1 lần quạt tay bạn lại thở 1 lần. Chính vì thế khi hít bạn nên hít một hơi thật dài và sâu để có lượng khí nhiều hơn. Bạn nên tập luyện cách lấy hơi cho nhuần nhuyễn rồi bắt đầu bơi để tránh tình trạng đuối sức, mất sức.

Những điểm cần chú ý khi học kỹ thuật bơi bướm

  • Khi tập uốn sóng thân các bạn cần chú ý lực từ lưng bụng kéo theo động tác đùi mông và chân

  • Khi tập thành thao động tác tay và động tác chân rồi các bạn mới phối hợp cả nhịp thở cho hoàn chỉnh

  • Cần chú ý khi tay vào nước thì nâng mông lên cao

  • Chú ý khi đạp chân xuống nước các bạn cần đạp mạnh, dứt khoát tạo được tỳ nước, miết nước

  • Điều chú ý cuối cùng, đó chính là hơi thở, không thở quá gấp cũng không thở quá chậm chúng ta cứ theo lí thuyết mà tập thở sẽ đạt hiệu quả

Những điểm cần lưu ý khi học bơi bướm

Những điểm cần lưu ý khi học bơi bướm

Một số sai lầm thường mắc khi bơi bướm

  • Tập uốn sóng thân sai cách, tập qua loa không đúng kỹ thuật, không có giáo viên dạy kèm
  • Chân duỗi nhưng không đạp nước cùng lúc, không tạo được độ tỳ nước, miết nước
  • Đầu, Vai, Tay nhô lên quá cao
  • Quạt tay không đúng kỹ thuật
  • Chưa phối hợp được các động tác nhịp nhàng với nha
  • Thở sai nhịp

Những mẹo giúp có thể bơi bướm tốt hơn

  • Nổi trên mặt nước, kéo dài cơ thể càng lâu càng tốt
  • Hai bàn chân khép lại, đưa chân lên đập vút chân xuống
  • Hai tay thẳng với vai, đưa vào nước cùng lúc
  • Tác dụng của bơi bướm
  • Rèn luyện trí tuệ, sức khỏe
  • Tạo cho các bạn trẻ sân chơi bơi lội bổ ích
  • Giảm căng thẳng, stress
  • Tạo một body săn chắc, cuốn hút

Nếu các bạn cảm thấy những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây là phù hợp với nhu cầu của mình. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm:

Hotline: 0903 612 897 (Ms Trân)

Địa chỉ: 309/20 đường Nguyễn Thái Sơn, phường 5, Quận Gò Vấp

Website: www.saigonswimming.com

Fanpage: Trung Tâm Dạy Bơi Sài Gòn Swimming

Xem thêm:

Dạy bơi người lớn

Dạy bơi cấp tốc

Dạy bơi kèm riêng

Dạy bơi kèm nhóm

Bài Viết Liên Quan: