trungtamdayboisaigon2015@gmail.com

0903612897/0903612897

03/08/2021 - 10:45 PMAdmin 15641 Lượt xem
Share

Có một điều thú vị trong bơi lội chính là khi biết bơi bạn thường có trạng thái nổi hơn là chìm mặc dù đang ở trạng thái thả lỏng. Điều này thì không phải là vấn đề nhưng vấn đề là đang lặn thì cơ thể cứ nổi lên? Việc nổi trong lúc lặn sẽ cản trở và gây khó khăn cho việc di chuyển trong nước. Vì thế bài viết này sẽ hướng dẫn, khắc phục cách lặn không bị nổi.

 

Cách lặn không bị nổi của Vận động viên chuyên nghiệp

Cách lặn không bị nổi của vận động viên chuyên nghiệp. Ảnh minh họa

 

Lặn nước là gì và lặn nước để làm gì?

 

Lặn nước là tự nhấn chìm, tự dìm cơ thể trong nước một khoảng thời gian nhất định để di chuyển trong nước, lúc lặn cơ thể của người bơi lội sẽ không nổi lên trên mặt nước mà di chuyển trong môi trường nước, đa phần lặn nước đều xuất phát có chủ đích và có sự chuẩn bị tốt, người bơi có thể nín thể hoặc thở có kỹ thuật trong lúc lặn.

 

Lặn nước là một trong hai nội dung quan trọng của bơi lội, gồm: bơi và lặn. Cả hai kỹ thuật đều mang ý nghĩa chung là vận động, di chuyển trong nước, dưới nước, được thực hiện bởi sự kết hợp hài hòa giữa động tác tay, chân và thân thể. Lặn được chia thành bài học và kỹ thuật riêng hoặc được lồng ghép với các động tác bơi của kỹ thuật bơi cụ thể như: bơi sải, bơi ếch, , bơi ngửa, bơi bướm,...và hiển nhiên lặn nước cũng phục vụ cho việc tập luyện, tập bơi, rèn luyện sức khỏe và thi đấu.

 

Cách lặn không bị nổi - Các bước trang bị trước khi lặn nước

 

Cách lặn không bị nổi là kỹ thuật quan trọng, nếu không được học qua thì khó mà thực hiện được. Để quá trình lặn nước không bị nổi, người bơi cần thực hiện tốt công tác chuẩn bị và thực hành.

 

  • Trang bị cho bản thân khả năng bơi thành thạo. Người bơi chỉ có thể lặn được khi bơi thành thạo. Vì lặn là trạng thái lơ lửng trong môi trường nước (khác với trên mặt nước khi bơi), bên cạnh kỹ thuật nhịn thở, thở điều hòa còn phải nói đến việc kết hợp các động tác tay, chân và thăng bằng của cơ thể, tâm lý. Có thể vì một chút tâm lý và xử lí không khéo trong lúc lặn sẽ làm người bơi rối loạn, dẫn đến sự cố đuối nước nguy hiểm. Cho nên để chuẩn bị tốt khâu này, người bơi cần tập luyện nhiều và tập lặn ở những nơi nước cạn với thời gian ngắn để làm quen.

 

  • Trang bị đầy đủ kiến thức khi lặn nước. Khi lặn nước, việc xử lí tình huống cần nhanh, chuẩn, chính xác. Vì thế người bơi cần trang bị đầy đủ kiến thức khi lặn nước và các kỹ thuật xử lý hoặc di chuyển trong nước hiệu quả. Đặc biệt là khi lặn nước có sự hỗ trợ của bình oxy và các phụ kiện kèm theo như chân vịt, đồ bơi chuyên dụng,...thì việc xử lý khi có kiến thức quan trọng hơn bao giờ hết.

 

  • Tâm lý vững, tinh thần thoải mái, tự tin. Nếu bạn không quen lặn nước, khi trong nước bạn sẽ thấy ngột ngạt (lượng oxy thở ít so với trên mặt đất) và khó chịu. Tuy nhiên nếu đã trải qua tập luyện và có kiến thức sâu rộng về lặn nước sẽ là điều dễ dàng. Cần nhớ kĩ, một sự hoảng loạn sẽ làm bạn đi đến nguy hiểm.

 

 Cách lặn không bị nổi và dài hơi 

Cách lặn không bị nổi và dài hơn. Ảnh minh họa

 

Cách lặn không bị nổi - thực hành lặn không bị nổi

 

Để lặn không bị nổi, người lặn nước cần tập luyện thường xuyên và nhuần nhuyễn các kỹ thuật quan trọng, chủ yếu sau đây:

 

Kỹ thuật luyện cách hít thở khi lặn. Kỹ thuật này thường được hướng dẫn trong bài tập, khóa học về học bơi cơ bản: kỹ thuật nín thở, nhịn thở lâu dưới nước, cách thở dưới nước,...Để lặn không bị nổi, trước khi lặn, người bơi cần há miệng to để có thể hít vào lượng oxy nhiều nhất có thể (điều này rất quan trọng quyết định đến lặn dài, ngắn của bạn) và ngụp xuống nước, sao cho đầu chìm khuất trong nước. Sau đó bạn từ từ thở ra bằng mũi khi lặn trong nước. Kỹ thuật này cần được tập luyện nhiều và thành thạo, nhịp điệu thở đều đặn và cách hít thở sâu, nhiều sẽ quyết định đến thời gian lặn dài ngắn.

 

Kỹ thuật kéo dài thời gian lặn nước. Kỹ thuật này cần chú ý về nhịp điệu thở đều đặn, nhịp nhàng và cần được tập luyện nhiều lần để điều chỉnh lượng hơi hít vào, thở ra sao cho đạt được thời lượng lâu nhất có thể.

 

Kỹ thuật nhịn thở lâu khi lặn nước. Nhịn thở càng lâu thì lặn càng lâu và đạt thành tích tốt. Tuy nhiên do lượng oxy trong nước ít, phụ thuộc vào động tác hít trước khi lặn nên thời lượng lặn của người bơi có giới hạn. Thông thường, con người có thể nhịn thở từ 2 đến 3 phút, tuy nhiên dài, ngắn còn phụ thuộc vào việc tập luyện và trạng thái tâm lý của người bơi. Và hiển nhiên, càng tập luyện giới hạn sẽ được nâng cao và tâm lý sẽ thoải mái, bớt căng thẳng sẽ giúp bạn lặn lâu hơn trong nước.

 

Kỹ thuật điều chỉnh độ chìm cơ thể và khả năng di chuyển trong nước

 

Mỗi người bơi với thể trạng, cân nặng và thể chất khác nhau mà độ chìm của cơ thể cũng khác nhau. Tuy nhiên, người bơi có thể điều chỉnh độ chìm của bản thân để lặn không bị nổi bằng bộ dụng cụ lặn. Về cơ bản khi lặn thì cơ thể cần phải chìm và điều quyết định điều này chính là người bơi phải kiểm soát được các động tác của bản thân, cần bơi đúng kỹ thuật hoặc thở ra là có thể chìm. Nhưng cần chú ý nếu thở ra nhiều quá bạn sẽ hết hơi và nổi lên để tiếp thêm oxy. Vì thế cần thở nhịp nhàng, đều đặn và kết hợp các động tác bơi đúng kỹ thuật.

 

Khả năng di chuyển trong nước khi lặn. Đây là sự kết hợp hài hòa giữa các động tác tay, chân, giữ thăng bằng, nhịp thở và làm đúng kỹ thuật bơi. Trước khi ngụp xuống, hãy rướn cơ thể xuống dưới để thân nằm thẳng úp. Kết hợp động tác chân đạp nước, động tác tay quạt nước, kết hợp thăng bằng cơ thể, nhịp thở và rướn người về phía trước theo đúng kỹ thuật của từng kiểu bơi khác nhau.

 

Kỹ thuật thông tai khi lặn nước. Đây là kỹ thuật bịt mũi - thở ra, đây là nội dung khó cần tập luyện nhiều nhưng khi áp dụng nếu bạn thấy khó khăn và không thông khí hãy ngoi lên mặt nước để tiếp tục hít vào và thực hiện lặn nước như các nội dung vừa liệt kê trên.

 

 ỹ thuật xuất phát lặn không bị nổi và tư thế giúp lặn lâu hơn 

Kỹ thuật xuất phát lặn không bị nổi và tư thế giúp lặn lâu hơn. Ảnh minh họa

 

 Cách lặn không bị nổi nằm trong khóa học bơi nào?

 

Lặn nước và bơi là 2 nội dung quan trọng của bơi lội. Khi mới bắt đầu học bơi thì chắc chắn người học sẽ được giới thiệu cả bơi và lặn. Bơi và lặn không tách biệt nhau mà lồng ghép với nhau và lặn đều xuất hiện trong các bài tập, khóa học bơi. Người học sẽ được hướng dẫn cách lặn không bị nổi trong các khóa dạy bơi nâng cao, học bơi 1 kèm 1, học bơi nhóm, học bơi ếch, học bơi ngửa, học bơi sải,...và một điều kiện tối thiểu là người học muốn lặn được phải biết bơi. Bạn sẽ được tư vấn, hỗ trợ và hướng dẫn nhiệt tình khi lựa chọn một trong các khóa học tại các trung tâm dạy bơi uy tín tại tphcm bởi các giáo viên chuyên môn cao, chuyên nghiệp và thân thiện.

 

Hãy liên hệ với Trung Tâm Dạy Bơi Sài Gòn Swiming để được hướng dẫn hoặc giải đáp thắc mắc miễn phí và tận tình:

 

Trung Tâm Dạy Bơi Sài Gòn Swimming

 

Địa chỉ: số 309/20, đường Nguyễn Thái Sơn, phường 5, quận Gò Vấp, TP. HCM

 

Hotline/zalo: 0903. 612. 897 Mrs Trân để được hướng dẫn thêm

 

Email: trungtamdayboisaigon2015@gmail.com

 

Website: www.saigonswimming.com

 

Fanpage: Trung Tâm Dạy Bơi Sài Gòn Swimming

 

Tham khảo các khóa học:

 

Dạy bơi cho người lớn

 

Dạy bơi cho trẻ em

 

Dạy bơi tại nhà

 

Học bơi giảm cân

 

Dạy bơi kèm riêng TPHCM

 

Cô giáo dạy bơi

 

Dạy bơi nâng cao

 

Học bơi cấp tốc

 

Học bơi giá rẻ

Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 

Share

Xem thêm:
  • ,

  • Bình luận:

    Trung Tâm Dạy Bơi Sài Gòn Swimming
    Chúng tôi chuyên nhận dạy bơi kèm riêng, dạy bơi tại nhà, dạy bơi cấp tốc, dạy bơi nâng cao, dạy bơi kèm nhóm uy tín, chuyên nghiệp tại TPHCM
    Chuyên đào tạo trẻ em 7 tuổi trở lên và người lớn từ cơ bản đến nâng cao. Cam kết biết bơi 100%, được thiết kế giáo án bơi riêng cho từng học viên.
    Điện Thoại/zalo : 0903 612 897 Ms Trân
    Địa chỉ: 309/20 đường Nguyễn Thái Sơn, phường 5, Quận Gò vấp
    Email: trungtamdayboisaigon2015@gmail.com
     
    Fanpage

     

     
    Bản đồ

    © Bản quyền thuộc về Trung tâm Dạy bơi Sài Gòn Swimming. Thiết kế bởi hpsoft.vn

    Gọi ngay: 0903612897